Cách nhìn nhận ngày nay Húc_Nhật_kỳ

Lá cờ được cho là mang tính xúc phạm tại những quốc gia có thái độ bài Nhật mạnh mẽ, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hàn Quốc, những nơi nó bị coi là gắn liền với chủ nghĩa quân phiệtchủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, các cổ động viên Nhật Bản được khuyến cáo là không vẫy lá cờ này vì nó có thể gây ra bạo lực và rắc rối với người Trung Quốc.[7][8] Tại Nhật Bản, đôi khi người ta thấy Húc Nhật Kỳ tại những sự kiện thể thao hoặc những vụ biểu tình của các nhóm cánh hữu cực đoan.[9] Húc Nhật Kỳ cũng xuất hiện trên các bao bì sản phẩm thương mại, ví dụ như trên vỏ lon một thương hiệu bia của Asahi Breweries.[10] Hình tượng lá cờ này cũng có mặt trên logo của tờ báo Asahi Shimbun cũng như trên các ngọn cờ Tairyō-ki (大漁旗, Đại ngư kỳ?) mà ngư dân Nhật thường treo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Húc_Nhật_kỳ http://japanvisitor.blogspot.com/2011/12/asahi-bee... http://japandailypress.com/courting-controversy-ol... http://www.japanprobe.com/2008/08/08/japan-fans-wa... http://view.koreaherald.com/kh/view.php?ud=2012082... http://www.reuters.com/article/2008/08/08/us-olymp... http://ir.library.osaka-u.ac.jp/dspace/bitstream/1... http://www.kwn.ne.jp/kokki/column2.htm http://flagspot.net/flags/jp%5E.html http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/421041.stm https://web.archive.org/web/20110831074957/http://...